-
Visa kỹ sư, kỹ thuật viên Nhật Bản là gì?
- Visa kỹ sư Nhật Bản thực chất là loại visa dành cho các đối tượng có bằng cao đẳng, đại học chính quy phù hợp với các ngành nghề Nhật Bản tuyển dụng – đây là nguồn nhân lực chất lượng cao cấp, là người đưa ra kế hoạch, chiến lược, quy trình,… đề xuất cho công ty thường ngồi bàn giấy hoặc chỉ đạo trực tiếp đối với một số ngành nghề.
- Visa kỹ thuật viên là loại visa ngành kỹ thuật dành cho các lao động có trình độ, kinh nghiệm sang Nhật trực tiếp tham gia các quy trình làm việc ở Nhật mà các kỹ sư đã hoạch định gần như lao động phổ thông nhưng có chuyên môn về công việc của mình.
-
Quy trình đăng kí làm việc tại Nhật theo dạng kĩ sư?
- Tiếp nhận thông tin từ các kênh thông tin của công ty hoặc trực tiếp tại công ty.
- Trao đổi để an tâm, phỏng vấn sơ tuyển.
- Hoàn thiện hồ sơ đầu vào và khám sức khỏe
- Đào tạo tiếng Nhật dự bị (với Visa này thì tiếng Nhật rất quan trọng).
- Giới thiệu công ty tuyển dụng phù hợp với nguyện vọng và chuyên môn của Kỹ sư, thi tuyển.
- Thủ tục ký hợp đồng và làm hồ sơ xin visa.
- Đào tạo tiếng Nhật chính thức và các kỹ năng, cách phát triển nghề nghiệp.
- Xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc.
- Phát triển nghề nghiệp lâu dài tại Nhật.
- Có thể ở lâu dài, vĩnh trú và bảo lãnh vợ, chồng con sang hoặc sau này về Việt Nam phát triển theo kế hoạch của bản thân.
-
Mức lương của kỹ sư có thể nhận được bao nhiêu một tháng?
- Với visa Kỹ sư, KTV thì mức lương theo quy định không được phép dưới 18 vạn yên tương đương khoảng 37 triệu vnđ với tỷ giá hiện tại. Tuy nhiên hiện nay, thị trường Nhật Bản có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực có chuyên môn và chất lượng cao. Do đó, tùy vào đặc thù của từng loại công vệc mà điều kiện tuyển dụng mà mức lương ở từng công ty sẽ khác nhau. Lương cơ bản của một kỹ sư Việt Nam tại Nhật Bản bình quân từ khoảng 20 vạn yên/ tháng (tương đương 40 triệu VNĐ), chưa tính tăng ca, phụ cấp.
- Ngoài ra, còn nhiều đơn hàng có mức lương lên đến 400.000 yên/ tháng, tương đương 80 triệu VND. Nhưng đi kèm với mức lương này thì bạn phải đáp ứng được những yêu cầu cực cao mà công ty tuyển dụng đặt ra và thường trong lĩnh vực rất khó như lập trình viên, IT và tiếng anh tốt cùng tiếng Nhật N2, N1.
- Lưu ý: Mức lương trên chưa bao gồm các loại thuế, bảo hiểm và các chi phí sinh hoạt tại nhật như tiền thuê nhà, ga, điện, nước….
-
Quy trình tham gia chương trình kỹ sư?
- Chương trình sẽ tiến hành theo quy trình như sau:
- Giới thiệu chi tiết về chương trình và test IQ
- Phòng vấn sơ tuyển đầu vào và khám sức khỏe
- Đào tạo tiếng Nhật dự bị
- Đào tạo tiếng Nhật chính thức và các kỹ năng, cách phát triển nghề nghiệp
- Giới thiệu công ty tuyển dụng phù hợp với nguyện vọng và chuyên môn của Kỹ sư.
- Sang Nhật làm việc, tích lũy kinh nghiệm.
- Phát triển nghề nghiệp tại Nhật.
- Trở về Việt Nam phát triển theo định hướng kỹ sư.
-
Những ngành nào đang cần tuyển?
- Nguồn nhân lực của Nhật Bản hiện đang thiếu hụt trầm trọng, đặc biệt là nhân sự trong các ngành về sản xuất và kỹ thuật. Mặt khác, với chính sách phát triển tiến tới hiện đại hóa – công nghiệp hóa của Việt Nam, đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Gồm các ngành:
- Cơ khí: Thiết kế chế tạo lĩnh vực cơ khí, ô tô, hàng không, vũ trụ…
- Điện tử, tự động hóa, cơ điện tử: Thiết kế mạch, PLC, lập trình đúng, IOT, robot..
- IT: Lập trình ứng dụng, C, C++, C#, JAVA,…
- Xây dựng: Thiết kế dân dụng, cầu đường, cơ sở hạ tầng…
- Bên cạnh đó ngành Nông nghiệp cũng đang thu hút nhân lực cho các dự án mới tại Nhật.
-
Ứng viên cần xác định mục đích gì khi chọn chương trình Kỹ sư, Kỹ thuật viên Nhật Bản ?
- Kỹ sư muốn sang Nhật làm việc tích lũy kinh nghiệm, học tập, vốn,… để sau khi hoàn thành công việc sẽ tự khởi nghiệp thông qua con đường khác nhau như: cùng công ty đã làm việc tại Nhật mở chi nhánh tại Việt Nam, cùng bạn bè thành lập công ty, phát triển nhà máy, xưởng của gia đình…
- Kỹ sư sang Nhật làm đúng ngành nghề mình theo đuổi, phát triển trong một lĩnh vực, 1 bộ phận, 1 sản phẩm nhất định trong tương lai.
- Kỹ sư sang Nhật trong thời gian nhất định và trở về Việt Nam để phát triển nhà máy tại Việt Nam của công ty tại Nhật.
- Tiêu chí quan trọng các bạn cần chú ý: có ước mơ, hoài bão, quyết tâm rõ ràng cùng kế họach dự kiến thực hiện. Ngoài ra, khả năng ngoại ngữ, tính cách con người, khả năng chuyên môn cũng sẽ được đánh giá để xem xét các bạn có phù hợp với chương trình hay không.
-
Bằng ĐH không phải là bằng kỹ sư thì có thể tham gia chương trình kỹ sư không?
- Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề: Tốt nghiệp Đại học quản trị kinh doanh/Kế toán/ sư phạm,.. có đi được ở diện kỹ sư hay không? Thì theo quy định về xin tư cách lưu trú cho các bạn sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư thì yêu cầu đối tượng đó phải học và làm đúng chuyên ngành kỹ thuật như: Cơ khí, Thiết kế máy, Ô tô, Xây dựng, Cơ- điện tử, Tự động hóa, điện – điện tử, IT, Nông nghiệp,..
- Do đó, nếu bạn là sinh viên tốt nghiệp những ngành không phải kỹ thuật nhưng mong muốn được làm việc tại Nhật Bản vẫn có thể đi ở diện TTS kỹ năng.
- Tuy nhiên, những bạn có bằng ĐH không thuộc khối ngành kỹ thuật như kể trên mà tốt nghiệp ĐH các ngành liên quan đến: Kinh tế, thương mại quốc tế, ngôn ngữ, … và có tiếng Nhật từ N2 trở lên thì vẫn sang Nhật làm việc được. Hiện nay visa của dạng này và kỹ sư đều gọi chung là visa “kỹ thuật – nghiệp vụ quốc tế”.
-
Trước khi xuất cảnh thì các Kỹ sư được đào tạo tại Việt Nam như thế nào?
- Tư cách lưu trú và visa kỹ sư không đơn giản được cấp, lý do đây là nguồn nhân lực CHẤT LƯỢNG CAO nên việc rủi ro không được cấp tư cách và visa là rất lớn với những đối tượng CHẤT LƯỢNG TRUNG BÌNH, THẤP hoặc đơn giản CHẲNG CÓ GÌ NGOÀI TẤM BẰNG KỸ SƯ, nên Kỹ năng, kiến thức chuyên môn, và đặc biệt ngoại ngữ (tiếng Anh, Nhật) rất quan trọng, và đào tạo tại Việt Nam là giai đoạn quan trọng nhất trong chương trình, vì vậy kỹ sư cần ý thức rõ trước khi tham gia, đây là giai đoạn bạn cần phải tự giác học tập cũng như trang bị tất cả những kĩ năng để sang Nhật làm việc cho tốt nhất.
- Tiếng Nhật căn bản (thường phải tương đương N3) và chuyên môn do giáo viên người Nhật và Việt Nam phụ trách, giáo trình soạn riêng cho kỹ sư với phương pháp đào tạo giúp cho kỹ sư có phương pháp tiếp cận nhanh nhất và giao tiếp gần với người Nhật nhất.
- Để làm việc tốt và không bị bỡ ngỡ văn hóa tại Nhật, công ty sẽ trang bị cho các bạn những kiến thức về văn hóa, tác phong, quy tắc, lễ nghi…ngoài ra, công ty còn đào tạo cách để phát triển nghề nghiệp, xây dựng mục tiêu kế hoạch, cách thực hiện,….
- Cuối cùng là những kiến thức quan trọng trong các nhà máy và quản lý như: 5S, kaizen, 5W, HORENS, …
-
Đi Kỹ sư Nhật Bản thì thời gian đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam khoảng bao lâu?
- Thời gian đào tạo phụ thuộc vào năng lực chuyên môn, kỹ năng và trình độ ngoại ngữ khi bạn bắt đầu, nhưng thông thường tối thiểu thường từ 4 tháng (nếu tiếng Nhật đầu vào của bạn tương đương N4) và khoảng 08 ~ 12 tháng để các bạn chưa biết gì về tiếng Nhật để đạt được trình độ tiếng Nhật tối thiểu là N3, như vậy mới có thể sinh sống độc lập, nắm bắt và làm việc trong các doanh nghiệp tại Nhật.
-
Nếu chưa tốt nghiệp ĐH nhưng muốn đi kỹ sư Nhật thì sinh viên cần trang bị những gì ?
- Để được tuyển dụng sang Nhật, quan trọng nhất là khả năng tiếng Nhật. Vì vậy, các bạn nên học tiếng Nhật trước thì sẽ có nhiều lợi thế hơn, có tiếng Nhật từ trước sẽ là nền tảng vững chắc để thực hiện những bước tiếp theo.
- Ngoài ra, để có thể sang Nhật làm việc ngay sau khi tốt nghiệp, trong thời gian học đại học hãy cố gắng tích lũy kiến thức chuyên ngành, chuyên môn mà mình đang theo đuổi, cũng như tích lũy kinh nghiệm, trải nghiệm công việc và các kỹ năng thực tế.
-
Thông thường nhà tuyển dụng thích tuyển chọn kỹ sư như thế nào?
- Trước khi phỏng vấn, công ty sẽ giới thiệu chi tiết về công ty tuyển dụng như nội dung công việc, các chế độ về lương, thưởng, thời gian làm việc ,….cho các bạn có chuyên ngành phù hợp. Với tư cách kỹ sư, cá bạn sẽ có chế độ, mức lương tương đương như người Nhật, vì vậy nhà tuyển dụng thường tuyển chọn theo những tiêu chí sau:
- Khả năng tiếng Nhật
- Kiến thức, chuyên môn
- Ý thức, tự tin, trách nhiệm trong công việc.
- Hoài bão, ý chí vươn lên, kế hoạch phát triển nghề nghiệp rõ ràng.
- Đây là những yếu tố đánh giá cao khi phỏng vấn. Để làm được điều này, các bạn cũng sẽ được tham giá các khóa học xây dựng các phương pháp, kế hoạch để phát triển hết khả năng bản thân trong buổi phỏng vấn.
-
Chế độ làm việc tại Nhật Bản với tư cách Kỹ sư, kỹ thuật viên như thế nào?
- Thông thường các thông tin chế độ này các bạn ứng viên sẽ được phổ biến rõ ràng trước khi quyết định lựa chọn tham gia thi tuyển.
- Theo quy định luật lao động của Nhật mức lương tối thiểu của kỹ sư Nhật Bản và kỹ sư người nước ngoài sẽ tương đương nhau, đối với kỹ sư mới ra trường mức lương tối thiểu là: 180.000 yên/ tháng.
- Các chế độ tăng lương, ngày nghỉ lễ, giờ làm thêm,… được quy định cụ thể trong hợp đồng – theo luật lao động Nhật Bản và theo từng công ty khác nhau.
- Khi các công ty sang Việt Nam để tuyển dụng sẽ phổ biến cho các bạn nắm toàn bộ các nội dung và chế độ lương, tăng ca, thời gian làm việc, địa điểm, phương tiện,……
-
Nhà tuyển dụng mong muốn tuyển kỹ sư với thời gian làm việc tối thiểu tại Nhật Bản là bao lâu?
- Thông thường nhà tuyển dụng mong muốn các ứng viên làm việc lâu dài, thời gian làm việc tối thiểu từ 3 năm trở lên, và hợp đồng lao động Kỹ sư ký trực tiếp với nhà tuyển dụng Nhật Bản và thường sẽ gia hạn hợp đồng theo từng năm.
- Vì các kỹ sư có quyền lợi như một lao động bản địa nên được tự do chuyển việc với tư cách là Kỹ sư miễn phù hợp với mục đích và chuyên môn khi xin visa, nếu công việc tốt cũng như khả năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp, bạn có thể ở lại lâu dài tại Nhật, cũng như bảo lãnh người thân vợ, chồng, con sang sinh sống cùng.
-
Để làm việc tốt nhất tại Nhật Bản, kỹ sư cần chuẩn bị những gì?
- Làm việc tại Nhật sẽ thất bại nếu bạn không chuẩn bị cho bản thân những kiến thức ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ năng nhất định. Chính vì vậy,việc chuẩn bị, trang bị những kỹ năng, Chuyên môn, những kiến thức ngoại ngữ, văn hóa bản địa rất quan trọng tại Việt Nam… Nên các bạn muốn tham gia chương trình Kỹ Sư, Kỹ thuật viên cần sự kiên trì và tự giác trong việc rèn, học trước khi xuất cảnh.
- Tuy nhiên ý thức phát triển bản thân, phát triển nghề nghiệp của từng Kỹ sư là điều quan trọng nhất, ngoài học tiếng Nhật, chuyên môn, kỹ năng, các bạn cần trang bị cho mình những quy tắc để hòa nhập, hợp tác,… để phát triển một cách toàn diện nhất.
-
Trong thời gian làm việc tại Nhật Bản, có được nghỉ phép về Việt Nam không?
- Những dịp lễ, Nhật Bản khuyến khích người dân nghỉ lễ nên các ngành dịch vụ như vé máy bay, du lịch, mua sắm, nghỉ dưỡng có giá khá cao nên các bạn cần lưu ý trong trường hợp muốn du lịch hay về nước.
- Trường hợp nghỉ dài ngày bạn cần sắp xếp lịch trình để đảm bảo hài hòa việc cá nhân và công việc công ty không bị ảnh hưởng nhiều.
- Thường sau 06 tháng làm việc trong năm đầu tiên bạn sẽ có tối thiểu 10 ngày nghỉ phép có lương. Trường hợp ốm đau bệnh nặng, phải nhập viện,… thì mới có bạn nghỉ 1 lần 10 ngày. Ngoài ra, còn các kỳ nghỉ dài như lễ Obon, tuần lễ vàng, tết, những ngày lịch đỏ.
- Thông thường kế hoạch công việc của Nhật rất khắt khe nên việc nghỉ phép hay về nước dài ngày sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến kế hoạch của công ty, do vậy trừ việc phát sinh bất khả kháng thì mọi việc xin nghỉ phép phải báo trước và được sự đồng ý của cấp trên của mình.
-
Trong quá trình làm việc tại Nhật, vì một lí do nào đó dẫn đến không thể tiếp tục làm việc sẽ như thế nào?
- Tùy vào từng trường hợp sẽ có cách giải quyết khác nhau. Có thể do công ty tiếp nhận không tiếp tục gia hạn hợp đồng hoặc lý do bất khả kháng, hoặc vì lý do cá nhân thì các bên sẽ thảo luận và đưa ra hướng giải quyết hợp lý nhất.
-
Kinh tế Nhật Bản và Thế giới đang suy thoái, vậy công việc có ổn định không?
- Hiện nay kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Nhật Bản nói riêng đang trong giai đoạn khó khăn. Cũng như tại Việt Nam, một số công ty có thể sẽ buộc phải cắt giảm biên chế đối với những đối tượng cho năng suất và hiệu quả thấp cho dù là người Nhật hay người nước ngoài, vì vậy nếu bạn có năng lực thì dù ở Việt Nam hay ở Nhật dù công ty trong tình trạng khó khăn nhưng chắc chắn bạn sẽ được giữ lại vì bạn là người mang đến hiệu quả cho công ty.
- Về mặt pháp lý Kỹ sư, kỹ thuật viên cũng như người bản địa việc cho nghỉ hay tự nghỉ, chuyển việc…. thì hai bên cũng cần tuân thủ quy tắc theo luật lao động tại Nhật, và có lý do chính đáng. Thường cũng giống như Việt nam hai bên sẽ thông báo cho nhau trước 30 ~ 45 ngày để bàn, chuyển giao. Trong trường hợp đặc biệt, hai bên sẽ thống nhất theo thỏa thuận.
-
Có thể bảo lãnh vợ con sang Nhật theo visa kỹ sư không?
Kỹ sư hay Kỹ Thuật Viên tại Nhật hoàn toàn có thể bảo lãnh vợ, chồng, con sang Nhật theo dạng đoàn tụ gia đình.
TUY NHIÊN để làm được điều đó thì các bạn phải đáp ứng các điều kiện về năng lực kinh tế nghĩa là bạn phải chứng minh được mình có khả năng để nuôi dưỡng, chăm sóc những người được bảo lãnh.
Ngoài ra bạn phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ cần thiết cũng như bạn phải nắm vững được quy trình, thủ tục bảo lãnh. Bạn có thể tự mình làm các thủ tục này, nhưng đa số để thuận lợi nhiều bạn nhờ đến các dịch vụ xử lý hồ sơ từ các luật sư hay các công ty cung ứng dịch vụ này tại Nhật Bản.
-
Thi tuyển kỹ sư đi Nhật có khó không? và tỷ lệ chọn ?
- Khác với các buổi phỏng vấn đơn hàng TTS , các chương trình phỏng vấn Kỹ Sư thường sẽ không có tỷ lệ chọn cụ thể và khá là thấp, Các yếu tố để được lựa chọn và tạo nên một buổi phỏng vấn THÀNH CÔNG nằm ở CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN, TRÌNH ĐỘ và CÁC KỸ NĂNG của các bạn ứng viên.
- Nên nếu CHẤT LƯỢNG tuyển chọn thấp thì có thể sẽ thất bại và không ai được tuyển chọn và phải tổ chức lại cũng không phải là ít trong các lần tuyển chọn kỹ sư, kỹ thuật viên
-
Những lưu ý của ứng viên để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
- Trong thi tuyển kỹ thuật viên thì người Nhật họ nhìn nhận và đánh giá các ứng viên ở mức cao hơn vì vậy thái độ , trang phục và thần thái khi phỏng vấn rất quan trọng, ngoài ra sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn sẽ quyết định đến 90% khả năng thành công của các ứng viên, trong đó có những câu hỏi nếu đưa ra được đáp án, câu trả lời tốt, sát với nội dung câu hỏi thì sẽ ghi được điểm trước nhà tuyển dụng.