Yakuza (やくざ hay ヤクザ), thường được biết đến như là gokudō (極道), là một danh từ thường được dùng để chỉ mafia hay các tổ chức tội phạm truyền thống ở Nhật Bản. Ngày nay Yakuza là một trong những tổ chức tội phạm lớn nhất thế giới.
Vào thời kỳ các sứ quân (thời kỳ Ê đô) (1603-1867), Yakuza chỉ gồm những nhóm tội phạm nhỏ, chuyên bảo kê cho các chợ phiên sau đó thì làm lính đánh thuê cho các sứ quân. Năm 1881, Yakuza được tập hợp lại trong một tổ chức có tên “Thương hội Biển đen” – chuyên hoạt động trên biển và giết người thuê.
Cũng theo một số nguồn tin khác, Yakuza xuất phát từ Samurai, vào thời kỳ Tokugawa (1543 – 1616) người sáng lập ra thời kỳ Mạc phủ Edo đã không cần sử dụng hàng chục vạn Samurai, dẫn tới nhiều người trong số này không có kế sinh nhai, chuyển thành đội quân chuyên cướp phá làng mạc tại những nơi mà họ đi qua trong đất nước, và đây cũng là tiền thân cho tổ chức Yakuza sau này.
Từ Yakuza ám chỉ: dãy chữ số “8-9-3” (Ya – Ku – San theo âm Hán Nhật onyomi), một phức hợp số căn bản trong một trò chơi Nhật cổ truyền (Hanafuda); Điều này cũng có nghĩa là “vô dụng” hoặc “đồ bỏ” cách chơi bài Hanafuda theo lối đánh 3 cây khi mà 8 + 9 + 3 hợp thành con số 20 (Con số lớn nhất có thể hợp được từ ba lá bài tuy nhiên lại bị tính là thua cuộc. 8 9 3 là cảm giác khi lặn bài được con 8, con 9 rồi mà lại bị dính con 3 thật là vô dụng.
Ngày này Yakuza do gặp nhiều vấn đề khó khăn về tiền bạc buộc phải liên kết với cả Hangure (ý nói đến các băng nhóm tội phạm đường phố nhỏ lẻ, không thuộc về các tổ chức lớn). Tuy nhiên, thực trạng này chỉ có thể nhận thấy tại các thành phố lớn như Tokyo và Osaka. Còn Yakuza tại các vùng nông thôn còn lâm vào tình cảnh cùng cực hơn.
Ngoài việc trộm rau quả, Yakuza giờ đây cũng tham gia cả các hoạt động săn bắt trái phép: chẳng hạn như săn lùng hải sâm tại biển Nhật Bản và chuyển lậu sang Trung Quốc. Hiện tại, hình phạt cao nhất cho hoạt động đánh bắt trộm hải sâm chỉ là 6 tháng tù và khoản tiền phạt rất nhỏ là 10 ngàn yên, dù một kilogram hải sâm khô còn cao gấp 3 lần số tiền này. Vì miếng cơm manh áo, nhiều thành viên Yakuza giờ đây cũng không nề hà bất cứ công việc gì từ bán hàng lưu niệm, bói toán, bán tranh giả; thậm chí xin làm nhân viên bảo vệ v.v…
Chính quyền giải thích tình trạng sụt giảm liên tục là nhờ vào các đạo luật và biện pháp hạn chế mới. Tokyo bắt đầu tích cực đấu tranh chống các phe nhóm tội phạm từ những năm 1990. Đến năm 2011, các biện pháp triệt để nhất được áp dụng, đáng chú ý là quyết định cấm hợp tác với các tổ chức, băng nhóm tội phạm. Theo đó, các công ty bị phát hiện có liên quan đến tội phạm bị tước bỏ các dịch vụ ngân hàng và thu hồi các diện tích thuê mướn.
Những nguyên nhân riêng tư phổ biến nhất dẫn tới tình trạng rời bỏ Yakuza chính là nỗi lo sợ phải đi tù, cũng như sinh kế đối với những thành viên có gia đình. Trong bất cứ trường hợp nào, chủ yếu vẫn là vấn đề tiền bạc: sau một loạt những lệnh cấm đoán của chính phủ, những thành viên thông thường đến nuôi thân cũng còn gặp khó khăn chứ đừng nói đến chuyện lo cho vợ con.
Một phần những thành viên Yakuza sau một thời gian hoàn lương vẫn buộc phải quay lại với con đường tội phạm. Nhật Bản hiện vẫn chưa có một hệ thống chính sách giúp những người từng là thành viên của tổ chức Yakuza tái hòa nhập cộng đồng. Sau một thời gian không thể tìm kiếm một công việc lương thiện, nhiều người không còn cách nào khác là quay trở lại với hoạt động tội phạm – có điều chủ yếu tham gia vào những hành động hạ cấp nhất như trộm cướp hay lừa đảo.
Trên thực tế, Yakuza sẽ khó có thể biến mất hoàn toàn mà chỉ đơn giản lui vào hoạt động kín đáo và bí mật hơn trước cái nhìn của công chúng. Hình ảnh một thành viên Yakuza đã thay đổi rất nhiều từ vài năm qua: không còn là những kẻ với hình xăm khắp người với những ngón tay bị chặt cụt sau những lần mắc lỗi trước ông chủ.
Một phần nào trong số này đã trở thành những thương gia tháo vát, táo bạo, có quan hệ thân cận với giới chức thượng lưu trong xã hội. Họ điều hành các câu lạc bộ thoát y, cho vay nặng lãi, các cửa hàng bán đồ khiêu dâm, ma túy hay vũ khí. Nói cách khác, các công ty của Yakuza từ vài thập niên qua đã dần dần “hợp pháp hóa” thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Chẳng hạn như tại Tokyo, bất cứ ai cũng có thể thưởng thức một tách cà phê, đăng ký đi nghỉ ở nước ngoài, mua thực phẩm, đi xem hòa nhạc, thậm chí học tiếng Anh qua dịch vụ do các công ty của Yakuza cung cấp