Visa đặc định Tokutei Ginou là gì. Ai có thể tham gia được?

1. Ai là người có thể tham gia chương trình này?
>> Tất cả những người trên 18 tuổi và thi đậu 2 kỳ thi ( Một là kỳ thi tiếng Nhật , 2 là kỳ thi kỹ năng )

– Về kỳ thi tiếng Nhật : Có thể tham gia JLPT ( được tổ chức vào tháng 7 và tháng 12 hàng năm ) và phải đạt N4 , ngoài ra cũng có 1 kỳ thi khác được thiết lập lên dành riêng cho hình thức visa mới này . Theo nguồn tin không chính xác là 1 năm được tổ chức 6 lần . Rất tiếc là các kỳ thi như TOP J , Nattest và J Test KHÔNG ĐƯỢC ÁP DỤNG cho loại visa này, có nghĩa là 1 năm có 8 lần thi ( 2 lần là JLPT và 6 lần còn lại do 1 kỳ thi mới đc lập ra )
Riêng kỳ thi tiếng Nhật mới sẽ được tổ chức thi trên máy tính mà không phải thi trên giấy như các kỳ thi truyền thống

– Về thi kỹ năng: Không phải tất cả các ngành nghề đều có kỳ thi kỹ năng này , mà 1 số ngành nghỉ chỉ cần thi tiếng Nhật không thôi là đủ. Kỳ thi kỹ năng này về mặt cơ bản sẽ có mức độ khó tương đương vs thi kỹ năng của chương trình thực tập sinh ( Nội dung cụ thể chưa được tiết lộ ) chính vì vậy về mặt cơ bản đây là kỳ thi có mức độ khó thấp và dễ vượt qua.

Vậy điểm mấu chốt ở đây là chỉ cần trên 18 tuổi và đậu 2 kỳ thi nói trên là có thể đi được theo chương trình này mà ko yêu cầu trình độ học vấn. Vì vậy đối tượng tham gia chương trình này rất lớn.

2. Du học sinh ở Nhật có thể tham gia chương trình này không?
>> Du học sinh ở Nhật có thể tham gia :
Vì có thể đổi từ tư cách du học sinh sang tư cách kỹ năng đặc biệt ( tokuteigino ) mà chỉ cần thoả mãn điều kiện như phần 1 đã đề cập. Vì tại Nhật cũng có thể tham gia kỳ thi Tiếng Nhật và kỳ thi kỹ năng .

Về kỳ thi kỹ năng hiện tại Ngoài Nhật thì Việt Nam và Philipin cũng đc lựa chọn là 2 nước tổ chức kỳ thi này ( TQ và các nước khác chưa có quyết định chính thức )

Vì vậy du học sinh có thể tốt nghiệp trường học rồi xin visa lao động đi làm bình thường hoặc bỏ học để đi theo dạng visa mới này (Vì ko yêu cầu học vấn nên nghỉ học đổi visa đi làm ok). Tuy nhiên không khuyến khích các bạn bỏ học để đổi sang loại này vì loại này mức lương thấp hơn loại visa lao động ( dành cho những ng tốt nghiệp và có trình độ ) và không bảo lãnh được gia đình.

3. TTS về nước có đi lại theo chương trình này đc ko???
>>> Có.

TTS mãn hạn về nước sẽ chuyển được sang loại visa này mà KHÔNG PHẢI THI BẤT CỨ KỲ THI TIẾNG HAY KỸ NĂNG NÀO. Chỉ có đối tượng này mới đc miễn 2 kỳ thi trên. Cũng nói thêm là TTS bỏ dở giữa chừng và vi phạm pháp luật Nhật Bản thì không chuyển được sang dạng này .

Bổ sung : TTS về nước sẽ được miễn 2 kỳ thi trên nhưng với điều kiện đi cùng ngành nghề.
Ví dụ: TTS ngành Nông nghiệp sau khi về nước muốn đi lại visa kỹ năng đặc biệt chuyên ngành nông nghiệp thì sẽ đc miễn thi. Nhưng TTS ngành Nông nghiệp sau khi về nước muốn đi ngành Khách sạn thì phải thi kỳ thi kỹ năng khách sạn ( Kỳ thi tiếng KHÔNG PHẢI THI )

4. Thời gian có thể làm việc là bao lâu ?
>>> Visa kỹ năng đặc biệt chia ra làm 2 loại.
Loại 1 là 5 năm
Loại 2 là 5 năm

Sau khi kết thúc loại 1 thì có thể chuyển sang loại 2 ( giống như chuyển giai đoạn của chương trình thực tập sinh )
Điểm khác nhau giữa loại 1 và loại 2 như sau: Loại 1 không bảo lãnh được gia đình . Loại 2 là bảo lãnh được gia đình . Vì vậy khi chuyển giai đoạn sang loại 2 thì loại này giống y chang như visa lao động ( tiếng Nhật gọi là 技術人文知識国際業務 mà ng Việt hay gọi là visa kỹ sư ).

Vậy tổng cộng có thể làm việc 10 năm??
>>> KHÔNG PHẢI

Sau khi chuyển sang loại 2 người lao động có thể đủ điều kiện xét vĩnh trú.

5. Mức lương của loại visa này ra sao ?

>>> Pháp luật Nhật quy định: Mức lương tương vs ng Nhật hoặc cao hơn . Lương khởi điểm đổi vs ng Nhật thường là 18 man/tháng . Vì vậy mức lương đối vs loại visa này sẽ là khoảng 18 man/ tháng trở đi.

6. Visa loại này áp dụng cho những ngành nghề nào ?
>>> KHÔNG phải tất cả các ngành nghề đều được áp dụng

Loại 1 : Chỉ áp dụng cho 14 ngành nghề như sau: Điều dưỡng, Ẩm thực, Xây dựng, Vệ sinh nhà cao tầng, Sản xuất thực phẩm, Khách sạn, Nông nghiệp, Đóng tàu, Ngư nghiệp, Bảo dưỡng ô tô, Chế tạo máy (cơ khí), Sản xuất linh kiện điện tử, Hàng không …

Loại 2 : Xây dựng, Đóng tàu, Bảo dưỡng ô tô, Hàng không, Khách sạn.

Chú ý : mặc dù các ngành nghề không chia nhỏ nội dung công việc như TTS nhưng không phải cứ liên quan là đều có thể quay lại với hình thức này. Ví dụ : trong ngành xây dựng có những ngành công việc không được áp dụng cho tư cách này thì nếu muốn quay lại thì phải đi theo hình thức MỚI TINH.

Còn lại những ngành nghề không được đề cập ở trên thì theo không thể đi theo dạng visa kiểu mới này đc mà phải đi dạng TTS . Rất có thể sau này Nhật sẽ mở rộng ngành nghề có thể tiếp nhận đối vs visa loại này.

7. Hình thức tuyển dụng:
Đây là hình thức tuyển dụng trực tiếp giữa người lao động và cty tiếp nhận mà KHÔNG PHẢI QUA bất cứ cty xkld và nghiệp đoàn nào cả. Tuy nhiên việc cty tiếp nhận và ng lao động khó có thể kết nối vs nhau do những rào cản về ngôn ngữ, tiếp cận thông tin… nên khả năng vẫn phải qua bên thứ 3 làm cầu nối là rất lớn. Cụ thể tại Nhật có thể sẽ thiết lập 1 cơ quan là cơ quan hỗ trợ đăng ký , cơ quan này hỗ trợ cty tiếp nhận trong việc giấy tờ hồ sơ tiếp nhận và các vấn đề liên quan. Tuy nhiên cơ quan này không giống như nghiệp đoàn nên hầu như không phát sinh phí quản lý, từ đó giảm gánh nặng cho cty tiếp nhận và cả người lao động 1 cách gián tiếp.

HỎI - ĐÁP chương trình