Người Việt có thể bị bắt giam tại Nhật Bản vì những thói quen này

Trước khi đến sinh sống, học tập và làm việc ở một đất nước mới như Nhật Bản, những du học sinh, tu nghiệp sinh Việt Nam cần tìm hiểu thật kỹ về văn hóa, con người, phong tục tập quán của nơi đây, đặc biệt là về vấn đề pháp luật để biết những điều nên và không nên làm, từ đó có thể tránh được những rắc rối không đáng có.

Dưới đây là những thói quen mà đa phần du học sinh, tu nghiệp sinh Việt Nam đều mắc phải khi sinh sống tại Nhật Bản, và những hành vi này đều không được phép ở đất nước này.1. Chen ngang khi xếp hàng

Ở Việt Nam, chuyện chen ngang khi xếp hàng là hết sức bình thường, cùng lắm thì chỉ bị những ánh mắt không mấy thiện cảm từ người khác. Còn ở Nhật, nếu vẫn giữ thói quen này, bạn sẽ bị phạt, thậm chí bị giam giữ 24 tiếng đồng hồ.

Người Việt có thể bị bắt giam tại Nhật Bản vì những thói quen này
Chen ngang khi xếp hàng là hành vi bị cấm ở Nhật

Theo khoản 13, điều 1, luật “Phạm tội nhẹ ở nước Nhật Bản” quy định: Căn cứ vào những tình tiết nặng nhẹ của hành vi chen ngang khi xếp hàng, người vi phạm có thể bị phạt tiền cao nhất lên đến 1 triệu Yên (khoảng 200 triệu đồng), thậm chí bị giam giữ trong 24 tiếng”.

2. Nôn trong taxi

Hơi khó tin thế nhưng điều này hoàn toàn là là sự thật ở xứ sở hoa anh đào. Cho dù là bạn có hay không uống rượu bia, thì cũng đều sẽ bị phạt theo luật dân sự Nhật Bản, nếu bạn lỡ nôn trên xe.

Người Việt có thể bị bắt giam tại Nhật Bản vì những thói quen sau
Không những phải xin lỗi người lái xe, người nôn trong taxi sẽ phải nộp tiền phạt và chịu chi phí vệ sinh taxi

3. Đánh nhau ở nơi công cộng

Pháp luật Nhật Bản quy định, đánh nhau vì bất cứ lý do gì ở nơi công cộng đều bị xem là hành vi phạm pháp và mức hình phạt cho tội này từ 6 tháng cho đến 2 năm tù giam.

Người Việt sẽ bị bắt giam tại Nhật Bản vì những thói quen này

Ở Nhật Bản, đánh nhau sẽ bị phạt tù

4. Xả rác không đúng nơi quy định

Việc xả rác ra đường sẽ mang lại rắc rối và những khoản phạt to đùng cho bạn ở nhiều nước trên thế giới, và Nhật Bản cũng không phải ngoại lệ. Bạn có thể bị phạt tù cao nhất là 5 năm và phạt tiền cao nhất đến 10 triệu yên (gần 2 tỷ đồng) với hành vi này đấy.

Sẽ bị bắt giam tại Nhật Bản vì những thói quen này
Hãy phân loại rác và vứt đúng nơi quy định

5. Nói chuyện điện thoại trên tàu

Nếu đang đi trên tàu mà có ai đó gọi cho bạn, hãy từ chối cuộc gọi. Trả lời điện thoại trên tàu điện ngầm hành động thô lỗ vì nó gây ảnh hưởng đến những hành khách xung quanh

Bạn có thể bị bắt giam tại Nhật Bản vì những thói quen này
Tàu điện Nhật Bản

6. Ép người khác uống rượu

Ở đất nước mặt trời mọc, hành động ép người khác uống rượu là hành vi gây rối loạn an ninh trật tự . Và bạn có thể sẽ bị giam giữ 48 tiếng và đóng phạt 10.000 ( khoảng 2 triệu đồng). Không chỉ vây, nếu như hành động này gây hậu quả xấu, thì người ép rượu cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Có thể bị bắt giam tại Nhật Bản vì những thói quen này
Tính cách của người Nhật rất thẳng thắn, nếu không uống được rượu, họ sẽ thẳng thắn từ chối

7. Khạc nhổ nơi công cộng

Khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng là hình ảnh không khó bắt gặp tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.Nhưng đến Nhật Bản, nếu thực hiện hành động này ở những nơi công cộng như công viên, ga tàu điện ngầm… người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000 yên -10.000 yên (khoảng 200.000 đồng–  2.000.000 đồng) và bị ghi vào “ danh sách đen” .

Người Việt có thể bị phạt tù tại Nhật Bản vì những thói quen này

Khạc nhổ nơi công cộng là hành vi thiếu văn hóa

Điều đáng sợ là trong hồ sơ phạm tội chỉ ghi “có” vào cột “phạm tội” mà không ghi rõ là phạm tội gì. Vì vậy không biết chừng bạn sẽ bị người khác hiểu nhầm là phạm tội nặng như ăn cắp, sát nhân đấy nhé!

Trên đây chỉ là một số trong hàng trăm quy định mà chính phủ Nhật Bản ban hành nhằm tạo ra những chuẩn mực cho công dân của họ trong cuộc sống hằng ngày.Và tất nhiên, “nhập gia thì phải tùy tục”, vì thế nếu chẳng may có những thói quen này thì hãy bỏ ngay đi nhé, nếu không muốn mất một khoản tiền phạt to tùng hay thậm chí bị bắt giam và có mặt trong “danh sách đen” của cảnh sát Nhật Bản.

HỎI - ĐÁP chương trình