Để xin visa, thực tập sinh cần phải chuẩn bị khá nhiều các loại giấy tờ, cần chú ý rất nhiều mốc thời gian quan trọng trong quá trình xin visa như thời gian làm việc của đại sử quán, thời hạn lấy visa. Sau đây, japan.net.vn sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình hoàn tất thủ tục xin visa nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Các loại giấy tờ cần chuẩn bị
Để xin cấp visa lao động dài hạn tại nước ngoài, thực tập sinh cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
– Hộ chiếu (Nếu chưa có hộ chiếu, bạn có thể làm tại văn phòng xuất nhập cảnh với lệ phí 200.000 VNĐ/người).
– Tờ khai xin cấp Visa
– Ảnh chụp 4.5 x 4.5 (Ảnh mới không quá 3 tháng)
– Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (Bản gốc + Bản Copy).
– Hợp đồng lao động bản gốc.
– Thông báo tuyển dụng.
– Giấy tiếp nhận tu nghiệp (Nếu có).
Ngoài ra đại sứ quán Nhật Bản có thể còn yêu cầu một số giấy từ khác tùy từng trường hợp khác nhau. Nếu bạn không mang hoặc từ chối cung cấp thông tin giấy tờ thì sẽ không được tiếp nhận hồ sơ hoặc bị chậm thời gian nhận visa.
Địa điểm nộp hồ sơ
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, có 2 trụ sở:
Tại Hà Nội:
– Địa chỉ: 27 – Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
– Điện thoại cố định: 84 – 4- 3846 – 3000
– Fax: 84 – 4 – 3846 – 3043
– Fax: 84 – 4 – 3846 – 3046(lãnh sự)
Tại Hồ Chí Minh:
– Địa chỉ: 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
– Điện thoại cố định: 84 – 8 – 3933 – 3510
– Fax: 84 – 8 – 3933 – 3520
Thời gian làm việc của đại sứ quán
Đại sứ quán Nhật Bản làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ thứ 7, chủ nhật và những ngày nghỉ lễ của Nhật Bản. Buổi sáng chỉ tiếp nhận hồ sơ, buổi chiều trả kết quả.
Thời gian làm việc của đại sứ quán Nhật cụ thể như sau:
– Sáng: 8h30 – 12h00
– Chiều: 1h30 – 16h45
Thời gian lấy visa
Sau khi hồ sơ của bạn đủ điều kiện, được đại sứ quán Nhật Bản tiếp nhận thì sau 1 tuần (tính cả ngày nghỉ) bạn sẽ được lấy visa.
Chú ý: Thời gian lấy visa là vào buổi chiều các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6.
Chi phí xin cấp visa
Đối với visa lao động chi phí theo quy định của đại xứ quán là 1.300.000 VNĐ. Đây là chi phí của đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam dựa theo mệnh giá VNĐ chứ không phải quy đổi sang đồng Yên.
Thông thường các công ty tư vấn xuất khẩu lao động sẽ có cán bộ hướng dẫn thủ tục xin visa cho người lao động nên bạn cũng không cần quá bận tâm về vấn đề này.