Nét đặc trưng của Văn hoá Nhật Bản là sự dung hòa giữa nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc với những thứ mới tạo nên sự nổi bật so với các nước khác
Đặc biệt, Nhật Bản là một quốc gia liên tục chịu ảnh hưởng của thiên tai với những trận động đất, sóng thần kinh hoàng trong lịch sử, nhưng nước Nhật đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ bởi sự kiên cường, đàn kết, trật tự của mình. Tất cả những điều tuyệt vời này xuất phát từ một yếu tố nội lực mạnh mẽ, đó chính là văn hoá tuyệt vời của dân tộc Nhật Bản.
Trong bài viết này, Nhật Anh – AVI sẽ giúp các bạn tìm hiểu những nét đặc trưng của một nền văn hoá đa dạng, phong phú và giàu bản sắc dân tộc tại xứ sở hoa anh đào này.
Đặc trưng nổi bật nhất của đất nước Nhật Bản: Núi Phú Sĩ và Hoa Anh Đào
Được cấu thành bởi các quần đảo và nhiều đảo nhỏ ở xa khơi, chưa bao giờ bị đạo quân xâm lược nào chiếm đóng kể tử năm 1945, Nhật Bản là một dân tộc phát triển thuần nhất, với những nét văn hoá và phong tục tập quán bền vững từ ngàn đời nay. Bên cạnh đó, Nhật Bản là một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên (đất nông nghiệp nghèo nàn chỉ chiếm 13% diện tích cả nước, còn lại là địa hình đồi núi cao hiểm trở), cộng với việc liên tục chịu ảnh hưởng của thiên tai, khiến cho người dân đất nước này phải luôn gồng mình vươn lên một cách mạnh mẽ, phi thường để đảm bảo cuộc sống trước những “khó khăn chồng chất khó khăn” này. Điều đó đã tạo cho người dân Nhật Bản sự cần cù, bền bỉ đáng khâm phục.
Nhắc đến dân tộc Nhật Bản, chúng ta nghĩ ngay đến những đức tính tốt đẹp sau:
Thứ nhất, đức tính ngay thẳng : Người dân Nhật Bản có thói quen quyết định công việc một cách nhanh chóng, thẳng thắn, hợp với lẽ phải và lương tâm.
Thứ hai, đức dũng cảm:Từ nhỏ người Nhật đã được rèn luyện đức tính này, luôn luôn sẵn sàng chịu đựng khó khăn, gian khổ để khôn lớn, xông pha vào cuộc đời, lúc gặp nguy nan vẫn luôn sáng suốt, bình tĩnh.
Thứ ba, đức nhân từ: Người Nhật luôn luôn có tấm lòng rộng lượng, nhân ái, bao dung, họ luôn luôn dành tình thương cho gia đình, người thân và nhân loại.
Thứ tư, đức lễ phép: Người dân Nhật Bản rất coi trọng lễ nghĩa, những cử chỉ lịch sự, đứng đắn được họ đánh giá rất cao. Đặc biệt, bạn rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh 2 người Nhật cúi chào khi gặp nhau.
Thứ năm, biết tự kiểm soát mình: Người Nhật luôn biết tự kiềm chế bản thân mình, những lúc vui mừng hay giận dỗi, họ không hề tỏ thái độ thái quá. Đối với họ, kiềm chế bản thân là để làm cho xã hội vui tươi hơn, đời sống có ý vị hơn.
Thứ sáu, đức tính chân thực: Người Nhật rất coi trọng sự chân thực, với họ nếu không chân thực thì tất cả những lễ nghĩa và sự nhân từ chỉ là giả tạo. Họ coi lời nói và danh dự có trọng lượng hơn cả giá trị của văn tự.
Thứ bảy, đức tính trung thành: Người Nhật không bao giờ phản bộ chủ soái của mình, họ luôn làm việc một cách trung thành. Nếu như không đồng ý kiến với chủ soái, họ sẽ tìm mọi cách để chủ soái thấy được sai lầm của mình.
Thứ tám, trọng danh dự: Đây cũng là một đức tính khá mạnh mẽ, sâu sắc của người Nhật. Với họ, khi bị người khác nói xấu, trước tiên họ sẽ suy nghĩ xem mình đã làm tròn bổn phận chưa thay vì quay lại trả thủ họ. Họ luôn biết tự cảm thấy hộ thẹn khi làm điều gì tổn hại đến danh dự của mình.
Tám đức tính quý báu trên được hội tụ đầy đủ trong hình tượng người võ sĩ Nhật Bản.
Hình tượng Võ sĩ Samurai luôn có trong ý chí của người Nhật Bản
Nhật Bản là một dân tộc có ý thức về thế giới tinh thần, họ đã biết khéo léo khai thác những mặt tích cực của tôn giáo để đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Tại Nhật Bản tồn tại nhiều tôn giáo: đạo Shinto (Thần đạo), đạo Phật, đạo Thiên chúa và nhiều tôn giáo khác. Thần đạo và Phật giáo là hai tôn giáo phổ biến tại Nhật Bản, ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành tính cách con người nơi đây. Thần đạo mài sắc ý chí và đem lại sức mạnh tinh thần, giúp con người vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Còn Phật giáo giúp vào sự rèn luyện thân thể, giúp con người loại bỏ và hạn chế dục vọng, giữ gìn sự bền bỉ, kiên trì cho những mục đích của mình.
Việc coi trọng thế giới tâm linh của người Nhật không đồng nghĩa với mê tín, dị đoan, mà ngược lại góp phần xác định sức mạnh và quyền lực của những giá trị tinh thần và tâm linh để phục vụ cho cuộc sống.
Văn hóa Nhật Bản qua hàng ngàn năm đã tạo nên những nghi lễ, những tập quán tốt đẹp trong văn hóa ứng xử, trang phục và cách ăn uống của người dân nước này.
+ Văn hoá ứng xử: Người Nhật rất mến khách nhưng không quá vồ vập, tay bắt mặt mừng mà vẫn giữ đúng nghi lễ. Từ người dân trong đời sống hàng ngày đến vị nguyên thủ quốc gia trong cuộc họp lớn của nhà nước vẫn cúi mình đáp lễ như phong tục tập quán không thể khác đi của dân tộc.
+ Cách ăn uống: Thưởng thức Trà đạo là một nét đẹp không thể không nhắc đến trong văn hoá Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII. Họ coi ly trà đạo như một ốc đảo trong tâm hồn, để phát hiện những giá trị tinh thần cần có của bản thân. Nhắc đến trà đạo là nhắc đến bốn chữ Hoà – Kính – Thanh – Tịch, với ý nghĩa: Hoà Bình; Kính trọng người bên trên, yêu thương bạn bè, con cháu; Thanh tịnh, thanh khiết; còn Tịch có nghĩa là An nhàn – đây cũng là giới hạn mỹ học cao nhất của Trà đạo Nhật Bản.
+ Trang phục: Y phục thời trang cũng là một nét đặc trưng văn hóa của người Nhật. Trang phục truyền thông của Nhật Bản là Kimono: một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng. Kimono của nữ giới thường có các hoạt tiết hoa lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu đối với thiên nhiên của người Nhật Bản; thêm vào đó là kiểu búi tóc cầu kỳ, uốn lượn tạo nên nét thẩm mỹ vô cùng đoan trang và duyên dáng của người phụ nữ nhật Bản. Còn Kimono của nam giới thì có vành khăn đơn giản và hẹp hơn. Ngày nay, những trang phục truyền thống này thường chỉ được dùng trong các dịp lễ tết, cưới hỏi hay các buổi lễ trà đạo.
Trong quá trình phát triển đất nước, văn hóa Nhật không hề bảo thủ đóng kín mà luôn tiếp nhận một cách hài hoà những cái mới của nhân loại, đồng thời vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc.
Những lễ hội truyền thống mang đậm phong cách Nhật Bản
Văn hoá Nhật Bản là sự kết hợp cân đối giữa văn hoá truyền thống và văn hoá hiện đại, văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Có thể nói không có dân tộc nào nhạy bén với cái mới bằng người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến đổi của thế giới, đánh giá, cân nhắc những trào lưu đang thắng thế, những trào lưu có lợi cho sự phát triển đất nước để nghiên cứu, học hỏi và bắt kịp trào lưu đó, không để mất thời cơ.
Hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Nhật Bản qua nhiều thời kỳ lịch sử. Người Nhật được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vỉ gia đình, địa vị xã hội và thu nhập. Họ luôn phấn đấu học hỏi để mở mang kiến thức, hoàn thiện mình hơn, đóng góp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Chính phủ Nhật Bản luôn coi trọng việc đầu tư cho giáo dục, nhằm đào tạo lực lượng lao động có hiệu quả cao, đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa, toàn cầu hoá, sánh vai với các cường quốc khác trên thế giới.
Người dân Nhật Bản có ý thức khá mới mẻ và đúng đắn về công bằng xã hội. Họ tin rằng họ đang sống trong một xã hội công bằng, trong đó nguồn ngốc xuất thân, tài sản thừa kế không quan trọng bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân.
Ở Nhật, việc giáo dục gia đình cũng được đặc biệt chú ý. Họ luôn có ý thức xây đựng đời sống gia đình, coi đó là tổ ấm giúp quên đi những bất bình, lo toan và bực dọc với xã hội. Những người trong gia đình gắn bó với nhau về huyết thống và quan hệ tình cảm. Người Nhật cũng vận dụng quan hệ gia đình để quản lý nhân viên trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp. Chính những yếu tố đó đã tạo nên tinh thần đoàn kết và nhân văn cao cả của người dân Nhật Bản.
Kết luận: Văn hóa Nhật Bản là một mô hình mẫu mực của sự kết hợp văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Nền văn hóa đó đã tạo động lực cho sự phát triển chung của xã hội cả về vật chất và tinh thần.