Nhật Bản là một đất nước được đánh giá có chế độ phúc lợi xã hội tốt. Tuy nhiên các khoản Thuế – Bảo hiểm phải đóng khi sinh sống và làm việc ở Nhật cũng khiến cho không ít người nước ngoài tại đây cảm thấy “choáng váng”.
Cùng tổng hợp 1 số loại mà người nước ngoài nói chung và người Việt Nam nói riêng phải tham gia đóng tiền, cũng như là cách để xin miễn giảm nhé!
1. Thuế
Thuế ở Nhật có nhiều loại, cụ thể như sau:
– Thuế tiêu thụ 消費税(しょうひぜい): mức thuế áp là 8% hoặc 10% tùy theo sản phẩm hàng hóa, cũng như việc bạn “ăn uống tại quán” hay “mua mang về”.
– Thuế thu nhập 所得税(しょとくぜい): loại thuế đánh vào thu nhập của bạn. Ở Nhật nếu thu nhập trên 103 man/năm sẽ bị phát sinh thuế thu nhập.
– Thuế cư trú 住民税(じゅうみんぜい): loại thuế chi trả cho địa phương mình sinh sống để sử dụng các dịch vụ phúc lợi như vệ sinh, xử lý rác… Với mức thu nhập dưới 100 man/năm sẽ có thể được miễn thuế cư trú.
Có thể nói ngoại trừ thuế tiêu thụ là bắt buộc, thì thuế cư trú và thuế thu nhập sẽ tùy theo “mức thu nhập còn lại sau khi đã trừ các khoản giảm trừ” mà sẽ phải đóng ít/nhiều hoặc được miễn.
2. Bảo hiểm
– Bảo hiểm y tế 健康保険(けんこうほけん): Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, bắt buộc tham gia, và phải đóng tiền bảo hiểm. Khi ốm đau bệnh tật bạn chỉ cần trả 30% chi phí, còn lại 70% bảo hiểm sẽ chi trả.
Nếu là shain thì sẽ tham gia 健康保険 được tính gộp trong khoản tiền 社会保険(しゃかいほけん), còn nếu là DHS hay shain “đã nghỉ việc” thì sẽ tham gia 国民健康保険.
– Bảo hiểm y tế trong nước 社会保険 và Bảo hiểm y tế quốc dân khác nhau về 1 số mặt (tổ chức bảo hiểm, và việc thêm người phụ thuộc…) nhưng giống nhau về chi phí thanh toán khi đau ốm.
Link: https://job.persol-factorypartners.co.jp/blog/202007-209/
– Bảo hiểm lương hưu 年金(ねんきん): trên 20 tuổi bắt buộc phải tham gia. Nếu là shain công ty thì sẽ tham gia 厚生年金(こうせいねんきん)trừ trực tiếp trong lương, nếu là học sinh hay người tự kinh doanh, hoặc thất nghiệp thì sẽ là 国民年金(こくみんねんきん)tự đi đóng.
Hai loại bảo hiểm lương hưu này khác nhau về số tiền đóng mỗi tháng, cũng như số tiền được nhận lại khi về nước (thủ tục lấy Nenkin 1 lần).
Link: https://www.mhlw.go.jp/nenkink…/structure/structure03.html
– Bảo hiểm thất nghiệp 雇用保険(こようほけん): chi trả trợ cấp khi bạn bị thất nghiệp đang trong quá trình tìm việc mới. Shain công ty hay những ai đi làm trên 31 ngày, và 1 tuần trên 20 giờ thì phải tham gia bảo hiểm này (kể cả visa gia đình 家族滞在) . Riêng đối với du học sinh thì được miễn, dù tuần làm 28 giờ.
– Bảo hiểm chăm sóc 介護保険(かいごほけん): trên 40 tuổi mới phải tham gia bảo hiểm này.
3. Cách giảm thuế – bảo hiểm
– Cách 1: đi làm ít lại. Thu nhập ít, tự khắc mọi thứ thuế bảo hiểm sẽ được miễn/giảm.
– Cách 2 (dân tình hay làm): gửi tiền về cho người thân bên Việt nam, đăng ký phụ thuộc, và làm thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm 確定申告・年末調整(かくていしんこく・ねんまつちょうせい)
*Chú ý quan trọng khi làm giảm thuế từ 2023 (luật thay đổi):
https://www.facebook.com/105096308430455/posts/124500023156750/
Có thể hiểu đơn giản là:
Số tiền thuế/bảo hiểm phải đóng = (Tổng thu nhập – Các khoản giảm trừ) * % áp thuế/bảo hiểm.
Các khoản giảm trừ gồm nhiều loại trong đó đáng chú ý là: giảm trừ phụ thuộc và giảm trừ do chi phí điều trị bệnh tật trong năm đó phát sinh nhiều.
Để làm giảm trừ phụ thuộc thì hãy gửi tiền về Việt Nam cho người thân thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế của các công ty có giấy phép và xin óa đơn chuyển tiền quốc tế.
Đối với chi phí bệnh tật thì hãy giữ lại hóa đơn điều trị, chỉ một số loại chi phí được coi là giảm trừ thôi.
– Cách 3: cách này áp dụng cho thuế cư trú. Nghĩa là thay vì bạn đóng thuế cư trú cho địa phương mình sinh sống, thì bạn đóng thuế cho một địa phương khác bạn tự chọn. Cách này tuy không giúp số thuế phải đóng giảm đi, nhưng các bạn sẽ nhận được quà cảm ơn từ địa phương mà các bạn đóng thuế, thường sẽ là sản vật đặc trưng của địa phương ấy, nên cũng rất đáng để cân nhắc nhé.
Tham khảo: https://www.soumu.go.jp/…/czaisei…/080430_2_kojin.html